Chưa được phân loại

Khám phá đa chiều trong “Chicago Typewriter”: Cuộc hành trình tìm kiếm linh hồn cho ngòi bút của mình và sự tự vấn lương tâm của một nhà văn [Part 2]

Trong một vài cuộc thảo luận, vài fans quốc tế đã nói rằng Han Se Joo có một tính cách lưỡng cực khó hiểu, làm họ tự hỏi có phải biên kịch Jin Soo Wan đã bị mất đi sự nhất quán khi viết về nhân vật này hay không. Không những cô dần đánh tan đi những ý kiến đó, mà ngược lại, Jin đã làm tốt trong việc khắc họa một nhà văn hiện tượng Han Se Joo, người sở hữu một tài năng xuất chúng. Chỉ từ việc Jin trích dẫn nhiều những câu quotes của các tác giả nổi tiếng vào tác phẩm này, đã chứng minh rằng Jin đã có sự nghiên cứu rất nghiêm túc và sâu sắc về những huyền thoại văn chương có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới để xây dựng nên nhân vật Han Se Joo sao cho phù hợp với khẩu vị người Hàn, cộng thêm việc tạo ra anh “như một huyền thoại về hình ảnh của một nghệ sĩ phi thường mà công chúng Hàn Quốc mong đợi từ lâu – người nghệ sĩ với phong cách thời trang khác người và một tính cách kỳ lạ, một nhân vật phù hợp với khuôn mẫu của người Hàn về một nghệ sĩ độc đáo thực thụ”

Đa số những cây viết huyền thoại đều tồn tại trong họ những cá tính kì quặc – một số có triệu chứng rối loạn lo âu, đa số họ đều có cảm xúc thiếu ổn định, thậm chí một số khác có cả những mối quan hệ bạo lực. Có thể kể đến một vài như: James Joyce, Virginia Woolf, Byron, Rimbaud… Những thiên tài như Ernest Hemingway, Stephen King và Edgar Allan Poe đều bị chứng nghiện thuốc, và đó là cách họ lựa chọn đề đối mặt với những vấn đề về cảm xúc.
Riêng tôi, James Joyce có những đặc điểm gần như là tương đồng nhất với Han Se Joo. Joyce được biết đến như là một trong những cây viết ảnh hưởng và quan trọng nhất trong thế kỉ 20. Ông là người thẳng thừng, cay nghiệt, cứng đầu, gây nhiều tranh cãi, và từng đưa ra nhiều nhận xét gây mất lòng nhiều người trong thời đại của mình. Thêm vào đó, cũng giống như Seo Hwi Young (tiền kiếp của Han Se Joo), Joyce quyết định từ bỏ sự nghiệp y khoa của mình để theo đuổi nghiệp viết. Tất cả những nhà văn đều có một tâm hồn không bao giờ yên nghỉ, nó luôn bất ổn, và cách tốt nhất để họ rút hết chúng là dùng văn chương, để người khác có thể nghe và có thể hiểu mình, thông qua việc viết lách.

Biên kịch Jin Soo Wan cũng đã xây dựng nền tảng tâm lí nhân vật rất tốt. Han Se Joo luôn tồn tại sự bất ổn trong cảm xúc của mình, và những cơn giận của anh ấy đã tiết lộ những nỗi buồn đằng sau, khi anh bị tổn thương ở tuổi đời còn rất trẻ, bị bỏ rơi, bị phản bội và bị tra tấn về mặt tinh thần suốt nhiều năm dài. Anh ấy chịu đựng những tổn thương về mặt cảm xúc nghiêm trọng và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình. Tác phẩm này còn làm tốt hơn nữa, khi nó nhấn mạnh vào sự trầm trọng của vấn đề này thông qua việc Han Se Joo cần đến sự trợ giúp của những bác sĩ tâm thần học. Một bình luận đã nói rằng, vấn đề tinh thần của Han Se Joo không phải là một thứ đơn giản có thể giải quyết bằng việc gặp gỡ một cô gái quan trọng của đời mình.

Mặc dù tôi vẫn chưa hẳn là fan của biên kịch Jin Soo Wan (có lẽ vì tôi quá yêu thích “Secret Love Affair” [Notes: một tác phẩm truyền hình nổi tiếng của năm 2014, tác phẩm nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá của Baeksang, với sự tham gia của Yoo Ah In và Kim Hee Ae] vì nó đã thiết đặt một đẳng cấp nghệ thuật quá cao so với những drama khác của Hàn Quốc, cách Jin ấy xây dựng tâm lí nhân vật và lồng ghép các biểu tượng văn chương một cách chính xác trong Chicago Typewriter (bởi cô ấy cũng là một cây viết, và cô hiểu về công việc của mình), những nỗ lực của Jin Soo Wan trong việc lồng ghép những thông điệp xã hội vào câu chuyện một cách tinh tế như vậy xứng đáng được tôn vinh.

 

Source: tổng hợp
Eng: Yoo Ah In International Fans Community

Leave a Reply