Chưa được phân loại

[Part 3] Khám phá đa chiều trong “Chicago Typewriter”: Jin Soo Wan và lòng tự trọng của một biên kịch truyền hình

Part 3: Hành trình đi tìm linh hồn cho ngòi bút của mình và sự tự vấn lương tâm của một nhà văn – Jin Soo Wan và lòng tự trọng của một biên kịch truyền hình

Ennui Young đã viết trên OhMyNews review về những phát hiện quý giá của cô ấy về thông điệp sâu sắc mà bộ phim này muốn truyền đạt.

Tác phẩm này chứng tỏ cho sự kiên định trong lương tâm của chính biên kịch Jin Soo Wan, là lời tự vấn của cô như một biên kịch phim truyền hình, người, giống như tất cả những biên kịch khác, chạy đua để chống lại hạn chót trong khi đó mặt khác, lại “bị đặt dưới sự kì vọng” sản xuất ra một thứ gì đó dễ chịu, dễ xem để dễ dàng phổ biến được đối với khán giả số đông và vượt qua được sự kiểm duyệt của cơ quan kiểm tra, với mục đích hướng tới ratings và vốn đầu tư; điều này dẫn đến việc biên kịch thậm chí phải đánh đổi một cái giá tương xứng, chính là thỏa hiệp với lương tâm nghề nghiệp và khát vọng tạo ra một thứ gì đúng nghĩa là nghệ thuật. Không phải thật là mỉa mai khi chúng ta nhìn thấy trên bức tường phòng làm việc của Han Se Joo treo đầy chân dung của những tượng đài văn học nổi tiếng nhất của thế giới, trong khi anh ấy lại để bản thân viết ra những tác phẩm “đẳng cấp thấp hơn”, vì “sự an toàn” cho danh tiếng của mình? (Đừng hiểu lầm tôi, tôi là một fans lớn của Stephen King và tác phẩm của ông, với tư cách nhà văn, ông chuyển tải sự phê phán những vấn đề nhức nhối ở nước Mỹ nơi tôi đang sống)

Leave a Reply