WordPress database error: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-1-4a86ef2-140121e.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `wpoptions`

BBC: Điện ảnh châu Á đầy ấn tượng trong thế kỷ 21 - SAOKPOP
K-Movie/Drama

BBC: Điện ảnh châu Á đầy ấn tượng trong thế kỷ 21

Thành tựu điện ảnh châu Á đầy ấn tượng qua cuộc bình chọn Top 100 điện ảnh xuất sắc nhất thế giới trong thế kỷ mới của BBC (tính từ năm 2000)

BBC: Điện ảnh châu Á đầy ấn tượng trong thế kỷ 21

Cuộc bình chọn mới nhất hồi tháng 7/2016 bởi 177 chuyên gia phê bình điện ảnh từ nhiều quốc gia đã được tổ chức bởi hãng truyền thông BBC, 100 phim xuất sắc nhất đã được bình chọn kỹ lưỡng từ tổng số 599 phim điện ảnh khắp thế giới (tính từ năm 2000). Trong đó, nền điện ảnh da vàng đã đánh dấu được những bước tiến đầy ấn tượng trong mắt các nhà phê bình phim hàng đầu thế giới với hơn 13 phim từ các nước châu Á lọt vào Top 100 các phim hay nhất thế giới, trong đó có 4 phim đứng thứ hạng cao trong Top 10.

Hàn Quốc có 2 phim lọt vào BXH này là Oldboy (đạo diễn Park Chan Wook, 2003, hạng 30) và Spring Summer Fall Winter and Spring (Kim Ki Duk, 2003, hạng 66). Đây là 2 bộ phim kinh điển của điện ảnh Hàn với 2 phong cách hoàn toàn khác nhau, một bên là hình ảnh trần trụi gây sốc và một bên là hình ảnh triết lý xa xăm mà xinh đẹp.

Điện ảnh Hongkong được ghi nhận bởi tác phẩm Tâm Trạng Khi Yêu (In the mood of love) (đạo diễn Vương Gia Vệ, 2000, hạng 2). Đây cũng là phim châu Á có thứ hạng cao nhất BXH này.

Đài Loan gây ấn tượng với 3 tác phẩm. Yi Yi (Nhất Nhất) hạng 8 là một bộ phim đề tài gia đình của Dương Đức Xương (2000). Đạo diễn Lý An có 2 tác phẩm lọt vào BXH trong đó có Ngọa hổ tàng long (2000, hạng 35), [còn lại là Brokeback Mountain (2005, hạng 40), tính là phim Mỹ]. Bộ phim The Assasin (Thích khách Nhiếp Ẩn Nương) (2015) của Hầu Hiếu Hiền xếp hạng 50.

Trung Hoa đại lục ko có tác phẩm nào xuất sắc rơi vào BXH. Đây là một sự thua kém đáng kể khi so sánh với Đài Loan và Hongkong ko những có mặt mà còn xếp hạng cao trong BXH.

Điều đáng nói ở đây là điện ảnh Thái Lan có tới 3 tác phẩm gây ấn tượng bởi cùng một đạo diễn Apichatpong Weerasethkul. Đó là các phim Uncle Boonme Who Can Recall His Past Lives (2010) hạng 37, Tropical Malady (2004) hạng 52, và Syndromes And A Century (2006) hạng 60.

Nhật Bản có một bộ phim hoạt hình kinh điển giàu chất triết lý có hạng cao (hạng 4) là Spirited Away của Hayao Miyazaki (2001). Thật kỳ lạ khi một đất nước có nền phim ảnh phát triển như Nhật Bản lại ko có nhiều tác phẩm sau năm 2000 đủ gây ấn tượng cho các chuyên gia bình chọn, đây có phải là thể hiện của sự thoái trào làn sóng văn hóa Nhật Bản lên cộng đồng quốc tế hay ko thì chỉ có thời gian mới trả lời được.

Hai đất nước châu Á khác có tác phẩm lọt vào BXH là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc biệt là Iran có một tác phẩm hạng khá cao là A Separation (2011, hạng 9) của đạo diễn Asghar Farhadi. Đạo diễn nổi tiếng Abbas Kiarostami của Iran thì có những 2 tác phẩm lọt vào BXH, trong đó có Ten (2002) hạng 98 [phim kia là Certified Copy (2010) hạng 46 nhưng tính là điện ảnh Pháp].

Điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ ghi dấu ấn bởi Once Upon A Time in Anatolia (2011) của đạo diễn Nuri Bilge Ceylan, xếp hạng 54.

 

 

 

 

Source: BBC
Vtran: Theo Kites (dịch và tổng hợp)

Leave a Reply