K-Chanel

G.O (MBLAQ) tiết lộ về việc gian lận trên các BXH nhạc số

Mới đây, G.O - thành viên MBLAQ đã tiết lộ khá nhiều chi tiết về vấn đề gian lận nhạc số thông qua kênh livestream của Afreeca.

Anh chia sẻ: “Năm 2010, nó (gian lận nhạc số) bắt đầu xuất hiện một cách rõ ràng. Ngay khi ra mắt, ca khúc đã đứng đầu. Để điều này xảy ra thì phải có rất nhiều người chờ đợi bài hát của một người nghệ sĩ. Theo quan sát và đánh giá từ thực tế, có một số nghệ sĩ không thể nào làm được điều này, đặc biệt vài người còn bị nghi ngờ nữa. Thế nên mọi người dần dần đặt nghi vấn nhưng không có cách chính xác nào để chỉ ra vấn đề này cả”.

Việc sử dụng mánh khoé chắc chắn sẽ thay đổi cục diện của nền công nghiệp âm nhạc. Về vấn đề này, G.O chia sẻ: “Có một số nhóm nhạc, nghệ sĩ cực nổi và làm tốt trước đó nhưng khi comeback lại đột ngột thất bại, thậm chí không thể lọt top 30 hay 50. Họ mới chính là những người có nhiều fan mong chờ và ở các bài báo về họ, luôn có rất nhiều comment lẫn lượt xem. Thế nhưng kết quả trên BXH lại không tốt”.

Nhân viên công ty quản lý của MBLAQ từng kể với G.O rằng một đường dây chuyên “mồi chài” sajaegi đã tiếp cận và mời mọc đưa nhóm vươn lên vị trí số 1 trên các bảng xếp hạng âm nhạc trong vòng 1 tháng với giá 400 triệu won (8,5 tỷ VND). Công ty quản lý của MBLAQ lúc đó đã từ chối lời đề nghị sajaegi của đường dây này.

go2.jpg

Khi chung phòng chờ với 2PM, một thành viên đã kể với G.O về việc họ nhận được lời đề nghị tương tự: “Này, đoán xem chuyện gì vừa xảy ra? Một số người đã đến JYP và nói rằng họ có thể thao túng các bảng xếp hạng. Họ nói họ có thể giúp bọn tôi đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc trong một tháng với 700-800 triệu won (15-17 tỷ VND).” Vào thời điểm đó, các công ty và nghệ sĩ đều tin chắc rằng chuyện sajaegi là sự thật.

G.O cho biết từ đó các công ty lớn quyết định thực hiện hành động pháp lý, nhưng rồi mọi chuyện cứ thế chìm dần, bởi bên công tố không thể xác nhận được nạn nhân cụ thể. Về sau Ủy ban Thương mại Công bằng có xem xét và chặn server giờ Hàn Quốc, nhưng rồi server Trung Quốc xuất hiện và lại trở về guồng quay cũ.

Khi được #1 trên các BXH, danh tiếng sẽ đến, fan sẽ đến và từ đó nghệ sĩ có thể cá kiếm được nhờ hợp đồng quảng cáo, tham dự sự kiện hoặc đóng phim. Bên cạnh đó, tại các quán cà phê và trung tâm thương mại chỉ bật nhạc từ Top 100, nên một khi không tồn tại trên các bảng xếp hạng đồng nghĩa với việc rất ít người nghe hay biết đến bài hát đó.

Leave a Reply